Nhựa

Tình hình xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam.

Nhựa gia dụng: Chiếm khoảng 32% giá trị sản xuất, bao gồm các sản phẩm gia dụng như nội thất, tủ, đĩa, đồ chơi, và giầy dép.

Các công ty trong nước chủ yếu tập trung sản xuất nhóm sản phẩm này, nhưng thường có biên lợi nhuận thấp, trong khi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tập trung ở phân khúc sản phẩm cao cấp, có giá trị và biên lợi nhuận cao.

Trong những năm gần đây, các sản phẩm nhựa gia dụng Việt Nam chiếm tới 90% thị phần nội địa và tập trung ở phân khúc bình dân.

Tuy nhiên các công ty trong nước đang đánh giá thấp nhu cầu tiêu dùng hàng cao cấp trong nước và không có kế hoạch phát triển dòng sản phẩm cao cấp, phân khúc nhựa gia dụng cao cấp vẫn đang bị bỏ ngỏ. Kết quả là mảng nhựa gia dụng cao cấp bị các công ty nước ngoài chiếm lĩnh với những chiến lược bài bản như: hệ thống phân phối hiện đại (hệ thống các cửa hàng bán sản phẩm kết hợp với hợp tác cùng các siêu thị, trung tâm thương mại).

Đâu tư công nghệ để đa dạng hóa sản phẩm nhằm đánh vào tâm lý xem trọng an toàn sức khỏe và phủ kín nhu cầu của người tiêu dùng.

Nhựa công nghệ cao: Chiếm 9% giá trị sản xuất, bao gồm các sản phẩm như phụ tùng nhựa, dùng trong lắp ráp ô-tô, xe máy, thiết bị y tế và trang thiết bị dùng trong công nghiệp composite.

Đến nay toàn ngành Nhựa Việt Nam gồm khoảng hơn 2.000 công ty trải dài từ Bắc vào Nam và tập trung chủ yếu ở Tp.HCM (tại Tp.HCM chiếm hơn 84%) thuộc mọi thành phần kinh tế với hơn 99,8% là công ty tư nhân. Các công ty trong nước chiếm 85%, công ty nước ngoài tuy chỉ chiếm 15% về số lượng nhưng chiếm đến 40% về vốn đầu tư.

Chính phủ dự báo sẽ thoái vốn khỏi nhiều công ty trong nước và dự kiến nhiều công ty nước ngoài sẽ tận dụng cơ hội này để mua lại một tỷ lệ lớn cổ phần chào bán, qua đó nâng tỷ lệ vốn góp trên thị trường lên khoảng 60%.

Dù có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng ngành Nhựa Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ được biết đến như là một ngành kinh tế kỹ thuật về gia công chất dẻo.

Trong khi đó lại không chủ động được hoàn toàn nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất. Hiện nay mỗi năm ngành Nhựa cần khoảng 4.5-5 triệu tấn các loại nguyên liệu đầu vào như PE, PP, PS, PVC… chưa kể hàng trăm loại hoá chất phụ trợ khác nhau.

Trong khi khả năng trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng gần 1 triệu tấn nguyên liệu và hóa chất, phụ gia cho nhu cầu của ngành Nhựa Việt Nam.

Ngành Nhựa hiện nay mới chỉ chủ động được khoảng 20% nguyên liệu cũng như hóa chất phụ gia đầu vào.

Nếu không sớm chủ động được nguồn nguyên liệu thì đây sẽ là một trở ngại lớn cho các công ty ngành Nhựa để có thể thực hiện sản xuất cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tham gia ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

Tìm hiểu thêm về: Nhựa



Xuất khẩu nhựa của Việt Nam chủ yếu đến từ nhóm những công ty FDI (chiếm 60% giá trị xuất khẩu toàn ngành), những công ty này sử dụng những công nghệ tiên tiến, đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường nước ngoài.

Nhật Bản, EU và Mỹ là những thị trường xuất khẩu chính của ngành Nhựa Việt Nam, trong đó Nhật Bản vẫn giữ vị trí đầu tiên với tỷ trọng trên 20% giá trị xuất khẩu qua các năm.

Những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của ngành nhựa Việt Nam chủ yếu vẫn là bao bì túi nhựa, hoặc phụ kiện, linh kiện có giá trị gia tăng thấp.

Mặc dù triển vọng xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam được hỗ trợ tích cực bởi các hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam đã tham giá như FTAs.

RCEP nhưng ngành nhựa Việt Nam vẫn đối mặt với những hạn chế tới từ thị trường xuất khẩu khác như xu hướng chuyển dịch sang sử dụng bao bì thân thiện với môi trường tại châu Âu ngày một lan rộng trong khi Mỹ vẫn áp thuế chống phá giá lên mặt hàng túi nhựa PE nhập từ Việt Nam.

Những hạn chế cản trở phát triển công nghiệp nhựa

Nguyên liệu đầu vào chính của ngành nhựa là các bột nhựa và hạt nhựa PE, PP, PVC, PS và PET, được sản xuất chủ yếu từ dầu-khí-than.

Trong đó 75%-80% nguyên liệu và phụ liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất nhựa phải nhập khẩu do nguồn cung trong nước hiện nay chỉ có thể đáp ứng khoảng 1 triệu tấn nguyên phụ liệu (chủ yếu là nhựa PVC, PET và PP), đặc biệt thiếu nguồn cung nguyên liệu nhựa tái sinh, công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa chưa phát triển.

Chi phí cho nguyên liệu chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu chi phí của ngành nhựa. Tuy nhiên các công ty nhựa Việt Nam không thể chủ động nguồn cung cấp trong nước, phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu đầu vào.

Tình trạng này dẫn đến việc các công ty nhựa phải duy trì tồn kho nguyên liệu lớn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.

Kéo theo đó là chi phí tài chính gia tăng, cộng thêm rủi ro về thay đổi tỷ giá và giá dầu thế giới. Hạn chế này là đặc điểm chung của cả ngành nhựa Việt Nam và khó có thể thay đổi trong vài năm tới.

Lượng lớn nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu sẽ khiến các công ty xuất khẩu sản phẩm nhựa khó tận dụng được ưu đãi thuế do những quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

Bên cạnh đó, giá nhựa nguyên liệu nhập khẩu thường biến động tương ứng với thay đổi của giá dầu (nhất là thời gian vừa qua khi giá dầu tăng/giảm bất thường và khó dự báo).

Tạo nên những rủi ro về chi phí đầu vào và lỗ do chênh lệch tỷ giá USD/VND, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các công ty nội địa.

Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ chỉ mới tập trung vào một số sản phẩm nhựa, chưa có cơ chế và chính sách hỗ trợ riêng cho toàn ngành.

Các sản phẩm nhựa Việt Nam hầu hết nằm ở phân khúc tầm thấp nên các công ty quy mô nhỏ và vừa (chiếm hơn 90% trong tổng số 2.000 công ty nhựa) thường ít chú trọng đến việc đầu tư công nghệ, máy móc hiện đại.

Bên cạnh đó, các công ty vừa và nhỏ thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay do những hạn chế về tài sản đảm bảo, chi phí lãi vay cao…

Chỉ có một số rất ít các công ty có quy mô sản xuất lớn chịu đầu tư chuyên sâu và có những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Điều này khiến sức cạnh tranh của sản phẩm nhựa Việt Nam trên thị trường không lớn, đặc biệt là những sản phẩm nhựa gia dụng.

Thuế nhập khẩu đối với hạt nhựa PP đã tăng từ 1 lên 3% kể từ 01/01/2017. Hiện nay, tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu mà ngành công nghiệp nhựa Việt Nam từ nước ngoài lên tới 80% tổng nhu cầu cho chất dẻo nguyên liệu.

Hạt nhựa PP là một trong hai nguyên liệu nhựa phải nhập khẩu nhiều nhất, việc tăng thuế nhập khẩu đối với hạt nhựa PP sẽ tác động không nhỏ tới chi phí đầu vào của các công ty sản xuất nhựa nói chung và đặc biệt là những công ty sản xuất nhựa bao bì có nguồn gốc PP.

Khi về đến nhà, tôi bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về món ăn này. Điều khiến tôi ngạc nhiên là trên cẩm nang ăn uống cao cấp Michelin Guide.

Món ăn này được mô tả là có công dụng tựa tổ yến, với giá thành không đến một phần mười. Thực hư ra sao? Công dụng của nhựa đào thực chất là gì? Hãy cùng Harper’s Bazaar tìm hiểu.

Nhựa đào là gì?

Nhựa đào, tên tiếng Anh là “peach gum” hoặc “peach resin”, trong tiếng Hán đôi khi được miêu tả văn vẻ là “giọt lệ của hoa đào”.

Đây là nhựa đến từ cây hoa đào, khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng mặt trời thì đông cứng lại. Nó trong suốt, có màu ngả từ hổ phách đậm sang vàng nhạt. Ở thể khô thì cứng, khi đã được chế biến trở nên mềm như thạch.

Dinh dưỡng trong nhựa hoa đào

Trong ghi chép Đông y, nhựa đào được miêu tả là có tính hàn. Nguyên liệu này được sử dụng để chữa bệnh tiết niệu – bàng quang, chống khát và giảm stress.

Nhựa



Khi kiểm nghiệm lâm sàng, người ta phát hiện rằng nhựa hoa đào giàu protein. Chính xác là axít amino và collagen, những dưỡng chất cần thiết cho việc dưỡng nhan, chống lão hóa và bổ trợ cho xương khớp. Vì giàu axít amino và collagen nên nhựa đào được so sánh với những món ăn đắt đỏ hơn là tổ yến, tuyết giáp. Vị dai dai, dẻo dẻo của nó cũng khá tương tự.

Cụ thể, trong 50g nhựa đào chứa 170 calorie, trong đó có 3 gram protein.
Thực hư công dụng dưỡng nhan của nhựa đào

Chúng ta đều biết rằng, khi cơ thể lão hóa thì hàm lượng collagen trong cơ thể giảm dần. Cấu trúc collagen dưới da bị hư hại, dẫn đến nếp nhăn. Xương khớp cũng dễ đau mỏi hơn. Bạn cũng dễ bị các bệnh về đường ruột, vì thành ruột và dạ dày bị mỏng dần.

Vì vậy, bổ sung collagen là điều cần thiết để hạn chế quá trình lão hóa của cơ thể.

Những món ăn giàu axít amino, phần tử protein giúp cơ thể hình thành collagen. Ví dụ như các món hầm từ xương và sụn, trứng và sữa, và cá biển.

Nhựa đào, vì chứa nhiều axít amino, cũng có thể được xem là một nguồn bổ sung khác. Như vậy, khi đi uống trà sữa, thay vì chọn trân châu toàn tinh bột thì bạn hãy thay thế bằng nhựa hoa đào, vừa ngon miệng lại có ích cho cơ thể.

*Tuy nhiên, lưu ý rằng bạn cần kết hợp thức ăn giàu axít amino cùng các chất dinh dưỡng khác để giúp cơ thể sản sinh thêm collagen.

Bốn loại khoáng chất bạn cần là: Vitamin C (đến từ cam quýt, dâu tây, cải xanh); kẽm (từ thịt, hải sản, sữa); mangan (từ trà, các loại hạt giàu như óc chó và hạnh nhân, rau xanh); và đồng (hải sản và lòng).

Nhưng, bản thân nhựa đào không có hương vị riêng. Vì vậy mà nó cũng có thể được thêm vào các món mặn. Tại Chiết Giang (thủ phủ là Hàng Châu), nhựa đào kho ba rọi heo là món ăn “quốc hồn quốc tuý” của khu vực này.

Món thạch đẹp mắt này cũng có thể được xào với đậu hũ hay rau củ. Vừa khiến món ăn thêm ngon miệng, vừa tăng dinh dưỡng thực tế.

Một xu hướng của thời hiện đại là thêm nhựa hoa đào vào các món súp hầm giàu collagen. Ví dụ, tiềm cùng chân gà (một nguồn giàu collagen khác) để uống dưỡng nhan, bổ khớp.
Cách chọn mua và nấu nguyên liệu dưỡng nhan này

Cách chọn mua nhựa hoa đào

Nhựa hoa đào thiên nhiên có màu ngả từ hổ phách sang vàng nhạt, thậm chí trắng trong. Bên trong sẽ lẫn một số vệt đen. Đấy là vỏ cây bị lẫn vào. Điều này hoàn toàn bình thường. Bạn sẽ cần phải loại bỏ các tạp chất này khi làm sạch nhựa hoa đào.

Màu sắc phân bổ bất quy tắc, không đồng đều. Nhựa đào càng lâu năm thì màu càng đậm. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại trong suốt chứ không nên bị đen đặc.

Lý do vì tuy nhựa đào không phải là nguyên liệu nấu ăn đắt đỏ, nhưng nó tốn nhiều công sức để thu hoạch. Cơn sốt tìm mua nhựa đào trong khoảng 5 năm đổ lại khiến nhiều kẻ ham lời thu hoạch nó một cách công nghiệp, giảm chất lượng sản phẩm. Khi thu hoạch bằng tay, nông dân đồng thời loại bỏ đa phần vỏ cây bám dính vào nhựa đào, làm nên viên thạch trong suốt và sạch sẽ. Còn khi được thu hoạch công nghiệp, sản phẩm ấy không được tẩy sạch vỏ cây nên mới có màu đen đặc. Khi ngâm cũng không nở ra.

Cách làm sạch và nấu chín

Đầu tiên, bạn ngâm nhựa đào trong tô nước trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Nhựa hoa sẽ nở ra gấp 3 lần so với kích cỡ ban đầu. Vì vậy bạn không nên tham – chỉ nên ngâm khoảng 1 muỗng canh nhựa hoa/lần mà thôi! Lâu lâu hãy mở nắp kiểm tra. Nếu lượng nước đã cạn, bạn nên châm thêm nước để nhựa đào có thể nở ra hết cỡ có thể.

Tiếp theo đó, bạn làm sạch nhựa đào. Loại bỏ các vết đen, chính là bụi bẩn và vỏ cây.

Cuối cùng, bạn cần nấu chín nhựa hoa đào trong vòng từ 50 phút. Lưu ý là loại lâu năm (màu hổ phách đậm) mất nhiều thời gian hơn để nấu. Loại nhựa hoa đào mới (màu trắng hoặc vàng) sẽ nấu chín nhanh hơn, có thể tan mất trong nước nếu nấu quá lâu.
Tôi có thể ăn nhựa hoa đào mỗi ngày không?

Hãy nghĩ đến nhựa hoa đào như một dạng thực phẩm chức năng vậy. Bản thân nó không phải là thuốc, nên bạn có thể dùng mà không cần chỉ định từ thầy thuốc.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên dùng nhựa hoa đào mỗi ngày.

Do nhựa hoa đào là một loại chất keo, nó có thể khó được hấp thụ trong bao tử nếu ăn quá nhiều. Ăn ở hàm lượng lớn (hơn 50g) mỗi ngày, nó có thể gây tức bụng, dẫn đến nhiều hệ lụy cho đường tiêu hóa.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai không nên ăn nhựa hoa đào, theo thông cáo chính thức từ phòng thông tin của chính quyền Thượng Hải.

PET khá bền về mặt hóa học ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao, PET không bền và có thể sinh ra một số aldehyde và thôi nhiễm antimony. Trong các dạng của antimony, chỉ có ATO được WHO xếp vào nhóm 2B (nhóm các chất có thể gây ung thư ở người), còn lại vẫn đang ở nhóm 3 (nhóm các chất không có vẻ gây ung thư ở người).

Bên cạnh antimony, các hợp chất bromate hóa cũng được tìm thấy là thôi nhiễm vào nước được báo cáo trong một nghiên cứu năm 2012, nhưng nghiên cứu này không chỉ ra rằng hàm lượng này có ở mức nguy hiểm hay không.

Hàm lượng các chất thôi nhiễm này tăng theo thời gian sử dụng và nhiệt độ bảo quản. Theo các nghiên cứu khuyến cáo, chỉ nên tái sử dụng vỏ chai PET ở nhiệt độ dưới 40 độ C trong khoảng dưới 10 ngày, sau đó thì nên thay mới.

Tóm lại: Vỏ chai PET (số hiệu là 1) không phải loại nhựa tốt nhất để tái sử dụng làm vật chứa nước uống hoặc thực phẩm. Nên chỉ sử dụng trong 1 thời gian ngắn rồi nên thay chai mới. Không sử dụng nhựa PET để đựng các thực phẩm nóng, hay cho vào lò vi sóng.

Cả ba loại nhựa đều có độ bền cơ học cao, hầu như trơ hoàn toàn về mặt hóa học.

Trong đó HDPE có tính bền vật lý cao nhất, có thể chịu được 120 độ C trong thời gian ngắn, hoặc 110 độ C trong thời gian dài), LDPE có thể chịu được 95 độ C trong thời gian ngắn, hoặc 80 độ C trong thời gian dài, còn PP có nhiệt độ nóng chảy khoảng 130 độ C nhưng là loại kém bền nhất.

Đến nay, hầu như chưa có báo cáo khoa học nào cho thấy có vấn đề về sức khỏe khi dùng các sản phẩm từ nhựa PE làm vật chứa thực phẩm.

Cả ba loại nhựa đều dùng an toàn, theo kiến thức của thế giới cho đến nay, cho các mục đích hằng ngày. HDPE là một trong những loại nhựa tốt nhất để chứa thực phẩm, nhất là các thực phẩm cho trẻ nhỏ như bình sữa, chai nước, bình bột. LDPE thường được dùng để chế tạo các chai lọ đựng hóa chất, găng tay nylon, túi nylon…

Còn các sản phẩm nhựa PP thường được tìm thấy là các hộp chuyên đựng thực phẩm, bàn ghế nhựa, một số loại bao nylon, ly nhựa, dao nhựa, muỗng (thìa) nhựa…

Tuy nhiên, nên tránh bỏ các sản phẩm nhựa vào lò vi sóng, tránh chứa thực phẩm quá nóng hoặc/và nhiều chất béo như cháo, nước dùng (nước lèo) của các loại bún, mì, phở, trừ khi chúng là sản phẩm đã được thiết kế chuyên dụng cho việc đựng thực phẩm nóng

3. Polyvinyl Chloride (PVC)

Polyvinyl Chloride (PVC) là loại nhựa tổng hợp được sử dụng rộng rãi thứ 3, sau polyethylene và polypropylene.

Nhựa đa năng này có thể ở dạng cứng hay dẻo, tùy phụ gia thêm vào. Nó thường được sử dụng trong việc sản xuất các vỉ thuốc, tấm trải giường, chai lọ không đựng thực phẩm.

Các loại thẻ (thẻ ngân hàng, thẻ xe có chip), và sản phẩm đặc biệt đáng quan tâm là đồ chơi trẻ em và wrap, hay còn gọi là bao kiếng, giấy kiếng…hay dùng để bọc thực phẩm.

PVC là loại nhựa được cho là không nên nhất để đựng thực phẩm bởi các phụ gia phtalates và bisphenol A được sử dụng trong sản xuất PVC có tác động lên hệ sinh dục, gan, thận được cảnh báo bởi WHO, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), Cơ quan về các chất độc hại và đăng ký bệnh (ATSDR, cũng trực thuộc chính phủ Mỹ).

Nhưng do các hợp chất này hầu như chỉ đi vào cơ thể được thông qua đường ăn uống và hít thở, trong đó đường ăn uống là chính.


Cẩn thận khi bọc thực phẩm bằng giấy kiếng, không nên để chúng chạm vào đồ ăn khi hâm nóng.

4. Polystyrene

Polystyrene (PS) là loại nhựa rất phổ biến, và có cũng có thể ở dạng cứng (hộp đĩa CD, dao cạo râu) hoặc dạng xốp. Dạng xốp của nó còn được gọi là Styrofoam.

PS là loại nhựa được dùng nhiều trong công nghiệp đóng gói và đựng thực phẩm như là chén, đĩa, dao thìa (muỗng) nhựa, hộp xốp (hộp cơm, hộp xôi), khay đựng thịt, hộp cứng đựng thức ăn (hộp sữa chua)…

PS từ lâu đã bị nghi ngờ là không tốt khi sử dụng cho đóng gói thực phẩm do tính kém bền vật lý và hóa học của nó. Năm 2002, WHO đã nâng mức cảnh báo của styrene, một trong những thành phần dễ bị thôi nhiễm ra nhất từ PS, lên nhóm 2B (nhóm có thể gây ung thư cho người).

Tuy vậy, số lượng các nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn chế, và chưa thật sự nêu bật được mối nguy hại của PS. Cần chủ động hạn chế tối đa việc dùng hộp xốp, ly, chén bát, muỗng (thìa) bằng nhựa PS để đựng thực phẩm, nhất là thực phẩm nóng.

5. Nhựa khác

Trong các loại nhựa khác với 6 loại trên, nhựa Polycarbonate là đáng quan tâm nhất.

Đây là loại nhựa thường được dùng để làm thùng đựng nước (nhất là loại thùng 20 lít), vỏ vali, ốp lưng điện thoại, vỏ hộp CD, tôn nhựa… Nhiều nghiên cứu cho thấy, bisphenol A, một thành phần của loại nhựa này, là loại giả nội tiết tố thôi nhiễm ra nhiều nhất trong nước đựng trong nhựa polycarbonate.

Tuy nhiên tất cả các loại nội tiết tố thôi nhiễm này, bao gồm luôn bisphenol A, đều nằm dưới mức an toàn cho đường uống theo tiêu chuẩn Mỹ.

Từ những thông tin trên, ta có thể tạm kết luận thứ tự ưu tiên chọn nhựa an toàn cho đựng thực phẩm là: HDPE, PP, LDPE, PET. Còn lại các loại nhựa PS, PVC, nhựa khác không được ưu tiên khi dùng là dụng cụ đựng thực phẩm nóng. Với thực phẩm nguội và nước uống, chưa thấy có sự khác biệt lớn giữa các loại nhựa này.

Thuật ngữ về nhựa (Nhựa là gì ?).

Nhựa (chất dẻo) hay tiếng anh gọi là plastic, nhựa plastic là các hợp chất cao phân tử.

Chúng được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra nhiều loại vật liệu nhựa khác nhau để phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như: Bàn, ghế, chai lọ, áo mưa, túi nilon, cốc, đĩa, bát, ống dẫn diện, nhựa tổng hợp,… Và những sản phẩm công nghiệp hiện đại ứng dụng trong sản xuất, xuất nhập khẩu.

Thuật ngữ ''plastic'' có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp ''plastikos'', có nghĩa là phù hợp để đúc. Điều này đề cập đến tính linh hoạt của vật liệu hoặc độ dẻo trong quá trình sản xuất. Nhựa cho phép đúc, ép hoặc nén thành nhiều hình dạng khác nhau. Từ dạng màng mỏng cho đến dạng sợi, tấm, ống, chai, hộp… và nhiều hơn nữa.

2. Cấu tạo của nhựa.

Hầu hết các loại nhựa đều có chứa các polyme hữu cơ. Các thành phần của nhựa giống như gỗ, giấy hoặc len, các nguyên liệu thô…

Để sản xuất nhựa là các sản phẩm tự nhiên như: Cellulose, than đá, khí tự nhiên, muối và dĩ nhiên là dầu thô.

Nhựa đã và đang trở thành loại nguyên vật liệu hiện đại. Được sử dụng rộng rãi để thay thế các nguồn nguyên vật liệu từ vải, gỗ, da, kim loại, thủy tinh… Bởi đặc tính của nhựa là có độ bền cao, nhẹm khó vỡ và nhiều màu sắc đẹp.

Hơn 50% các chất dẻo chất hữu cơ, hợp chất vô cơ khác (chất phụ gia từ 0% đối với các polymer)… Đều được ứng dụng trong ngành điện tử. Ngày nay người ta thường trộn thêm các chất phụ gia khi sản xuất. Nhằm làm cải tiến hiệu suất (làm tăng độ dai, độ cứng, độ mềm, độ dẻo).

Hoặc làm giảm chi phí sản xuất (độn các vật liệu rẻ tiền để làm cho sản phẩm rẻ hơn trên một đơn vị trọng lượng) ra.

Người ta còn độn thêm các chất chống cháy để làm giảm tính cháy của vật liệu. Các chất độn thường là các loại khoáng như đá phấn. Trong đó phẩm màu là các chất phụ gia phổ biến nhất. Mặc dù trọng lượng của chúng chiếm tỉ lệ nhỏ (phẩm màu có dạng gạt,dạng phấn,dạng lỏng.)

3. Phân loại nhựa.

Sau khi quá trình này kết thúc, các hợp chất khác nhau được tạo ra sẽ được tạo thành một chuỗi.

Chuỗi này được biết đến như một polyme. Tạo ra các chuỗi và polyme khác nhau cho phép các công ty nhựa tạo ra các loại nhựa có các đặc tính khác nhau. Sự khác biệt khiến chúng được sử dụng trong các ứng dụng khác nhau.

Đối với ngành công nghiệp thực phẩm, một loại polyme đặc biệt có thể đóng gói các sản phẩm nóng.

Đối với các công ty sản xuất chai lọ, chai nước ngọt và hộp đựng chất thải, họ sẽ cần polyethylene terephthalate.

Cần có polyethylene mật độ cao hơn cho các loại nhựa dày hơn được sử dụng cho chai thuốc, hộp đựng phim và bình sữa. Khi gói thực phẩm như thức ăn thừa, bạn thường sẽ lấy một bọc nhựa mỏng trong suốt, được làm từ polyvinyl clorua.

a. Phân loại theo hiệu ứng của polyme với nhiệt độ:

Nhựa nhiệt dẻo: Là loại nhựa mà khi nung nóng đến nhiệt độ chảy mềm thì nó chảy mềm ra. Và khi hạ nhiệt độ thì nó đóng rắn lại. Loại này thường được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp. Các mạch đại phân tử của nhựa nhiệt dẻo liên kết bằng các liên kết yếu (liên kết hydro, vanderwall). Tính chất cơ học không cao khi so sánh với nhựa nhiệt rắn. Nhựa nhiệt dẻo có khả năng tái sinh được nhiều lần, ví dụ như: Polyetylen (PE), polypropylen (PP), polystyren (PS), poly metyl metacrylat (PMMA), poly butadien (PB), poly etylen tere phtalat (PET),...
Nhựa nhiệt rắn: Là một hợp chất cao phân tử có khả năng chuyển sang trạng thái không gian 3 chiều dưới tác dụng của nhiệt độ; Hoặc tác động của phản ứng hóa học. Sau đó không nóng chảy hay hòa tan trở lại được nữa, không có khả năng tái sinh. Một số loại nhựa nhiệt rắn như: Ure focmadehyt [UF], nhựa epoxy, phenol formaldehyde (PF), nhựa melamin, poly este không no...
Vật liệu đàn hồi (elastome): Là loại nhựa có tính đàn hồi như cao su.

b. Phân loại theo ứng dụng:

Nhựa thông dụng: Là loại nhựa được sử dụng số lượng lớn, giá rẻ. Được dùng nhiều trong Quy trình sản xuất nhựa như: PP, PE(HDPE), PS, PVC, PET, ABS,...
Nhựa kỹ thuật: Là loại nhựa có chất cơ lý trội hơn so với các loại nhựa thông dụng. Thường dùng trong các mặt hàng công nghiệp, như: PC, PA,.....
Nhựa chuyên dụng: Là các loại nhựa tổng hợp chỉ sử dụng riêng biệt cho từng trường hợp.

4. ỨNG DỤNG của nhựa.

Nhựa là vật liệu cực kỳ linh hoạt và lý tưởng cho một loạt các ứng dụng trong đời sống và công nghiệp. Nhựa được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực, bao gồm sản xuất bao bì, xây dựng và xây dựng, dệt may, sản phẩm tiêu dùng, giao thông vận tải, điện và điện tử và máy móc công nghiệp.

Hàng không vũ trụ

Việc vận chuyển người và hàng hóa an toàn và hiệu quả về mặt chi phí là rất quan trọng đối với nền kinh tế của chúng ta, việc cắt giảm trọng lượng của ô tô, máy bay, tàu thuyền và tàu hỏa có thể cắt giảm đáng kể mức tiêu thụ nhiên liệu. Do đó, độ nhẹ của nhựa khiến chúng trở nên vô giá đối với ngành vận tải.

Vật liệu xây dựng

Nhựa xây dựng được sử dụng ngày càng nhiều trong các ứng dụng trong ngành xây dựng.

Chúng có tính linh hoạt cao và kết hợp tỷ lệ sức mạnh trên trọng lượng tuyệt vời, độ bền, hiệu quả chi phí, bảo trì thấp và chống ăn mòn làm cho nhựa trở thành một lựa chọn hấp dẫn về mặt kinh tế trong lĩnh vực xây dựng. Sản phẩm tiêu biểu có thể kể đến đó chính là các tấm bạt che chắn công trình, lưới an toàn, lưới chắn bụi, ...

Các ứng dụng điện và điện tử

Điện năng cung cấp hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống của chúng ta, ở nhà và trong công việc, tại nơi làm việc và khi vui chơi. Và ở mọi nơi chúng ta tìm thấy điện, chúng ta cũng tìm thấy chất dẻo.
Bao bì nhựa

Nhựa là vật liệu hoàn hảo để sử dụng trong đóng gói hàng hóa. Nhựa rất linh hoạt, bền, nhẹ, linh hoạt và có độ bền cao.

Xem thêm về: Nhua
© 2007 - 2023 http://dailykinhcuongluc.com
- Phone: +84-908-744-256